Bài viết cung cấp các thông tin về các quy định về bình chữa cháy như bao nhiêu m2 1 bình chữa cháy? Bố trí Bình chữa cháy như thế nào là phù hợp, có nên để bình chữa cháy trong ô tô? Xe tải có phải trang bị bình chữa cháy không?

Quy định bao nhiêu m2 1 bình chữa cháy?

Muốn tính bao nhiêu m2 1 bình chữa cháy thì còn tùy thuộc vào chỗ ở hiện tại là mối nguy hiểm của cháy là loại gì. Các tiêu chuẩn dưới đây không áp dụng cho các phương tiện như máy bay, tàu thủy và các phương tiện giao thông đường bộ.

Mối nguy hiểm loại A

Là chỗ ở hiện tại có những mối nguy hiểm dễ cháy với các vật liệu rắn như gỗ, vải, giấy, cao su và nhựa. Theo bảng 1 ở dưới đây thì nếu nơi ở của bạn thuộc nhóm nguy hiểm loại A ( có các chất rắn dễ cháy) thì trang bị bình chữa cháy như sau:

  • Loại nguy hiểm thấp và trung bình thì khoảng cách từ bạn di chuyển tới Bình chữa cháy không quá 20 mét.
  • Loại nguy hiểm cao thì khoảng cách di chuyển từ bạn tới Bình chữa cháy không quá 15 mét.
  • Note: bạn ở bất cứ đâu trong chỗ ở di chuyển tới bình chữa cháy không quá 15 mét và 20 mét tùy vào loại nguy hiểm thấp hay cao.

Bảng 1

Loại nguy hiểmCông suất bình chữa cháy nhỏ nhấtKhoảng cách di chuyển lớn nhất tới bình chữa cháy, (M)Diện tích bảo vệ lớn nhất của 1 bình chữa cháy, (M2)
Thấp2-A20300
Trung bình3-A*20150
Cao4-A*15100

Mối nguy hiểm loại B và mối nguy hiểm loại C

  • Mối nguy hiểm loại C là chỗ ở hiện tại có những mối nguy hiểm dễ cháy với các vật liệu chất khí như khí thiên nhiên và khí propan,.. và cháy mạnh khí kết hợp với Mối nguy hiểm loại B.
  • Mối nguy hiểm loại B là chỗ ở hiện tại có những mối nguy hiểm dễ cháy với các vật liệu chất lỏng như dầu, mỡ và sơn,..

Dựa vào bảng 2 ở dưới, nếu bạn sống ở khu vực được xếp vào nhóm nguy hiểm loại B và loại C thì bạn cần đảm bảo khoảng cách từ nơi bạn đang đứng tới bình chữa cháy không vượt quá 15m2.

Bảng 2

Loại nguy hiểmCông suất chữa cháy lớn nhấtKhoảng cách di chuyển lớn nhất tới bình chữa cháy, mDiện tích bảo vệ lớn nhất của 1 bình chữa cháy, m2
Thấp55 B15300
Trung bình144 B15150
Cao233 B15100

Mối nguy hiểm loại D

Mối nguy hiểm loại D là chỗ ở hiện tại có những mối nguy hiểm dễ cháy với các kim loại cháy. Khoảng cách di chuyển từ bạn tới bình chữa cháy không được quá 20m.

Tóm lại: Nếu bạn muốn an toàn chữa cháy tốt nhất cho chỗ ở thì trang bị bình chữa cháy làm sao để từ bạn chạy tới bình chữa cháy không quá 15 mét. Nếu chỗ ở có tầng thì mỗi tầng ít nhất phải trang bị từ 1-2 bình chữa cháy. Còn số lượngloại bình chữa cháy như thế nào thì tùy thuộc vào chỗ ở là mối nguy hiểm loại gì.

Bạn nên đọc bài viết các loại đám cháy để hiểu hơn về các loại đám cháy và trang bị bình chữa cháy như thế nào cho phù hợp.

Lưu ý: Nội dung được tham khảo tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 – ISO 11602-1:2000, bạn nên liên hệ với cơ quan phòng cháy chữa cháy địa phương để được hướng dẫn cụ thể về việc trang bị bình chữa cháy cho phù hợp với từng trường hợp.

Quy định bố trí bình chữa cháy

  • Bình chữa cháy phải được nạp sạc đầy, sử dụng được và đặt đúng nơi quy định.
  • Dễ thấy, dễ tiếp cận, dễ lấy ngay khi có cháy.
  • Nên đặt trên đường đi, kể cả lối ra vào.
  • Không khóa hộp đựng bình chữa cháy.
  • Trong trường hợp đặc biệt có thể sử dụng hộp khóa nhưng phải có cách vào phòng ngay lập tức.
  • Không che khuất hoặc làm bình chữa cháy không nhìn rõ.
  • Có cách chỉ dẫn rõ nơi đặt bình chữa cháy trong các phòng lớn và vị trí nhất định.

Quy định bình chữa cháy trên ô tô

Theo thông tư 148/2020/TT-BCA sửa đổi của Thông tư số 57/2015/TT-BCA thì:

  • Xe ô tô từ 04 tới 09 chỗ ngồi không bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy.
  • Ô tô từ 10 đến 30 chỗ ngồi bắt buộc phải trang bị 2 bình cứu hoả bột hoặc Co2 từ 2kg trở lên hoặc bình gốc nước từ 3kg trở lên.
  • Ô tô trên 30 chỗ ngồi bắt buộc phải trang bị 2 bình chữa cháy bột hoặc Co2 từ 2kg trở lên hoặc bình gốc nước từ 3kg trở lên 1 bình chữa cháy 4kg trở lên hoặc bình Co2 từ 5kg trở lên hoặc bình gốc nước từ 6kg trở lên.
  • Đối với Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo bắt buộc phải trang bị 1 bình chữa cháy bột hoặc Co2 từ 2kg trở lên hoặc bình gốc nước từ 3kg trở lên và 2 bình chữa cháy 4kg trở lên hoặc bình chữa cháy khí co2 từ 5kg trở lên hoặc bình gốc nước từ 6kg trở lên.
  • Theo quy định của pháp luật, người lái xe ô tô sẽ bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng nếu không trang bị thiết bị chữa cháy.

Bạn coi ảnh để dễ hình dung nhé.

Quy định bình chữa cháy trên ô tô
Quy định bình chữa cháy trên ô tô

Có nên để bình chữa cháy trong ô tô?

Việc trang bị Bình chữa cháy cho xe ô tô là điều hoàn toàn cần thiết vì nếu không may bị “bà hỏa” ghé thăm thì có cái để dập lửa đúng không nào. Bạn đừng lo nếu để bình cứu hỏa trong ô tô sẽ bị nổ vì nếu bạn chọn bình chữa cháy chất lượng không bao giờ chuyện đó có thể xảy ra cả.

Vị trí lắp đặt bình chữa cháy trong ôtô tốt nhất là dưới ghế hành khách phía trước (ghế bên cạnh tài xế), vì điều này giúp tài xế dễ dàng với tới và sử dụng bình trong trường hợp khẩn cấp. Bạn lưu ý dùng nẹp chuyên dụng để cố định bình chữa cháy không cho lăn qua lăn lại nhé.

Xe tải có phải trang bị bình chữa cháy không?

Theo quy định tại Điều 51 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT thì xe ô tô vận tải hàng hoá phải trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn sử dụng theo quy định. Trường hợp không trang bị bình chữa cháy sẽ vi phạm quy định và bị phạt từ 300.000 đến 400.000 VNĐ.

Không có bình chữa cháy phạt bao nhiêu?

Theo quy định của Điều 44 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, vi phạm việc không kiểm tra trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy, bao gồm cả bình chữa cháy, có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân, và mức phạt đối với tổ chức sẽ là gấp đôi.

Kết bài: Tất cả các thông tin trên của PCCC Thắng Chương được tham khảo tại website pháp luật Việt Nam và chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên liên hệ với cơ quan phòng cháy chữa cháy địa phương để được hướng dẫn cụ thể về việc trang bị bình chữa cháy cho phù hợp với từng trường hợp.

Tham khảo thêm các bài viết liên quan: