PCCC Thắng Chương đã tổng hợp các câu hỏi thường gặp (FAQs) về Bình chữa cháy. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ thêm về thiết bị báo cháy hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi thì vui lòng liên hệ với Thắng Chương để được giải đáp thắc mắc.
Bình chữa cháy có nổ không?
Tuy hiếm gặp nhưng bình chữa cháy có thể nổ nếu không được bảo trì và để ở những nơi nguy hiểm. Bình chữa cháy cần tránh nhiệt độ cao để ngăn ngừa việc nổ bình. Trong trường hợp hỏa hoạn, nếu bình rơi vào lửa hoặc bị bao quanh bởi lửa, nhiệt độ bên trong bình sẽ tăng lên, tạo áp suất và có thể dẫn đến nổ.
Bình chữa cháy xịt vào người có bị gì không?
Trường hợp bị bình chữa cháy Co2 xịt trực tiếp vào người có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh do tiếp xúc trực tiếp giữa da với khí CO2 nén lạnh. Vết thương do bỏng lạnh có thể chỉ là mẩn đỏ nhẹ, nhưng cũng có thể gây phồng rộp. Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với CO2 nén lạnh cũng có thể gây tổn thương mắt. Bạn cần đến bệnh viện để được khám và chữa trị trong tình huống này.
Trường hợp bị bình chữa cháy bột xịt trực tiếp vào người có thể gây kích ứng da với một số người có làn da nhạy cảm. Nếu hít phải 1 lượng lớn bột chữa cháy sẽ gây ra tình trạng khó thở do bụi bám vào phổi, ngăn chặn oxy đến các bộ phận khác trong cơ thể. Bạn cần đến bệnh viện gấp trong tình huống này.
Bình chữa cháy dùng được mấy lần?
Bình chữa cháy chỉ có thể sử dụng một lần duy nhất vì khi kích hoạt, áp suất trong bình sẽ được dùng hết để đẩy chất chữa cháy ra ngoài. Mặc dù có thể còn chất chữa cháy, nhưng áp suất không còn đủ để đẩy nó ra cho lần sử dụng tiếp theo. Do đó, sau mỗi lần sử dụng, cần phải nạp lại bình chữa cháy để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi cần thiết.
Bột trong bình chữa cháy có độc không?
Bột khô trong bình chữa cháy không độc nhưng có thể gây kích ứng da. Bạn có thể kiểm tra trang web của nhà sản xuất hoặc thông tin trên chính bình chữa cháy. Các hóa chất được sử dụng khác nhau tùy theo từng loại và nhà sản xuất, nhưng nếu bình chữa cháy phun ra các hóa chất độc hại thì sẽ không được cấp phép sản xuất và sử dụng.
Bình chữa cháy bột dùng để chữa đám cháy nào?
Bình chữa cháy bột là loại đa năng, có thể sử dụng cho các loại đám cháy:
- Cháy rắn (Loại A): Giấy, gỗ, vải
- Cháy chất lỏng (Loại B): Xăng, dầu, sơn
- Cháy khí (Loại C): Gas, methane
Ngoài ra, bình này còn dùng được cho các đám cháy thiết bị điện áp thấp mà không gây ra nguy cơ bị điện giật. Tuy nhiên, ở những nơi có nguy cơ cháy điện cao tốt nhất bạn nên trang bị thêm bình chữa cháy CO2.
Lưu ý:
- Không sử dụng bình chữa cháy bột cho thiết bị điện trên 1000v.
- Cẩn thận khi dùng cho máy tính vì bột có thể gây ăn mòn.
- Không dùng cho đám cháy dầu ăn vì nhiệt độ bốc cháy của dầu ăn thường cao hơn chất lỏng thông thường, khiến bình chữa cháy bột loại A, B, C không hiệu quả.
Bình chữa cháy co2 dùng để chữa đám cháy nào?
Bình chữa cháy CO2 chủ yếu dùng cho các đám cháy thiết bị điện, nhưng cũng có thể sử dụng cho đám cháy chất lỏng loại B (xăng, dầu, sơn) và đám cháy chất rắn loại A. Lưu ý quan trọng: tuyệt đối không sử dụng bình chữa cháy CO2 trong phòng nhỏ. Bởi vì khí CO2 sẽ nhanh chóng thay thế oxy trong phòng, chỉ cần nồng độ CO2 đạt 4% cũng có thể gây độc và nồng độ 8% thì có thể gây chết người.
Tại sao bình chữa cháy CO2 không có đồng hồ?
Bình chữa cháy CO2 không có đồng hồ vì 2 lý do chính:
1. Áp suất ổn định:
- Khác với các loại bình chữa cháy khác, khí CO2 trong bình luôn duy trì ở mức áp suất cố định là 830 psi, đủ để đẩy khí ra ngoài dập lửa.
- Do áp suất không thay đổi nên là đồng hồ đo lúc nào cũng chỉ báo 830 psi => không cung cấp thông tin hữu ích về lượng khí CO2 còn lại.
2. Thiết kế đơn giản:
- Bình CO2 có cấu tạo đơn giản, chỉ chứa khí CO2 lỏng bên trong.
- Khi sử dụng, bạn chỉ cần bóp cần gạt và khí CO2 sẽ phun ra qua vòi.
- Việc lắp đặt đồng hồ đo sẽ làm tăng chi phí và phức tạp hóa cấu tạo bình, không cần thiết cho hoạt động chữa cháy.
Trên đây là các câu hỏi thường gặp về Bình chữa cháy, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào xin bình luận bên dưới, PCCC Thắng Chương sẽ cố gắng giải đáp.
Tham khảo thêm các bài viết liên quan:
- Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy
- Các Loại Bình Chữa Cháy
- Cấu Tạo Bình Chữa Cháy
- Ký Hiệu Bình Chữa Cháy
- Quy Định Bình Chữa Cháy